Uống nước nhớ nguồn vốn là một nét đẹp văn hóa truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta. Trong mọi lĩnh vực, từ ngành nghề cho đến dòng họ, gia đình đều có ngày giỗ tổ để mọi người nhớ ơn, tri ân những người tiên phong, sáng lập, đồng thời cầu mong ông tổ phù hộ cho công việc, cuộc sống thuận lợi, phát đạt, may mắn.
Áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam xin được giới thiệu đôi nét về lịch sử hình thành và ngày giỗ tổ nghề may 12/12 Âm lịch.
Trong cuốn Đại Việt Sử Ký Toàn thư có viết, Vua Đinh Tiên Hoàng thời bấy giờ có lập 5 Hoàng Hậu bao gồm: Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc và Ca Ông. Trong đó, Hoàng hậu Cồ Quốc tài đức vẹn toàn chính là người đã sáng lập ra nghề May và sau này bà được tôn là tổ của nghề thợ may.
Theo truyền thuyết xưa, ở làng Trạch Xá, Hòa Lâm, Ứng Hòa, Trấn Sơn Tây – một ngôi làng được tướng quân Quý Minh Đại Vương từ thời Hùng Vưng lập ra có bà Nguyễn Thi Sen là một người con gái tài giỏi, nết na, dịu dàng đặc biệt rất giỏi về vấn đề dệt vải, thêu thùa.
Sử kể lại rằng trong một chuyến du hành về Trấn Sơn Tây để chọn hiền tài giúp nước, Vua Đinh Tiên Hoàng tình cờ đến làng Trạch Xá và gặp được bà Nguyễn Thị Sen. Vua đã bị cảm mếm ngay từ cái nhìn đầu tiên sau đó khi về kinh thành, Vua đã cho người hỏi cưới bà.
Khi ở trong cung, Bà được giao trọng trách quản lý toàn bộ các vấn đề về may trang phụ cho Hoàng Triều. Với sự thông minh, tài giỏi, khéo léo và sáng tạo, bà đã chỉ dạy cho các cung phi tạo nên những bộ quần áo của các Hoàng Thân, Hàng Hậu, Hoàng Tử… vô cùng ấn tượng, sang trọng, đẹp mắt.
Thời đầu, bà phải cầm tay chỉ dạy cho từng người cách cầm kim, đi kim, rồi sau này những người được bà chỉ dạy lại tiếp tục chỉ cho những người khác và cuối cùng bà đã xây dựng được cho mình một đội ngũ thợ may đông đảo trong cung. Đây là điều mà trước đó chưa có vị Hoàng Hậu nào làm được.
Năm Kỷ Mão (979) Vua Đinh Tiên Hoàng bị gian thần mưu sát. Bà ở trong cung, phải nhìn cảnh binh đao, tranh quyền đoạt vị nên cảm thấy không còn hạnh phúc, vui vẻ nữa. Cuối cùng bà quyết định đưa con của mình về lại làng Trạch Xá quê hương. Sau khi về làng, bà lại tiếp tục chỉ dạy lại nghề may cho những người dân ở quê hương. Từ đó nghề được truyền từ người này qua người khác sau này tạo thành một làng nghề.
Sau nhiều năm truyền dạy nghề, Bà đã mất vào ngày 12 tháng Chạp. Đây cùng là ngày được dân làng Trạch Xá dùng là ngày giỗ tổ nghề thợ may nhằm biết ơn về công đức của bà. Nay tại nơi đây vẫn còn đền thờ Đức Thánh Tổ Nghề May. Nếu bạn là người làm trong nghề may mặc, thời trang, nếu dịp ra Hà Nội thì đây là một địa chỉ nên ghé thăm, dâng hương lễ tổ.
Chuẩn bị lễ vật cúng giỗ tổ ngành may như sau:
Đối với những thợ may muốn tổ chức lễ cúng ở tiệm thì lễ vật thường là một cành hoa, con gà, đĩa trầu cau, ly rượu và chén nước lã. Nhiều tiệm còn cúng đầu heo, heo quay hay vịt là tuỳ theo ý nguyện và hiệu quả làm ăn trong năm. Bàn cúng được lập nơi khang trang (thường đặt ở vị trí gần bàn may).
Riêng đối với những làng nghề lâu năm như làng Trạch Xá thì Giỗ Tổ nghề may được tổ chức rất cầu kì và trang nghiêm. Lễ vật gồm: trái cây ngủ quả, hoa lay ơn, nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ, trà pha sẵn, rượu nếp, trầu cau, giấy cúng Giỗ tổ ngành may, xôi, gà luộc, heo quay con, bánh bao, bánh chưng/bánh tét, chả lụa,…
Hướng dẫn cách sử dụng bài văn cúng giỗ tổ ngành ngành may
Lễ cúng Tổ nghề may 12/12AL diễn ra vào buổi sáng.
Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, các nghệ nhân kì cựu ăn mặc chỉnh tề (áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò, trao đổi công việc.
Những bộ áo dài tuyệt đẹp làm nên từ chính đôi bàn tay tài hoa của các thợ may Trạch Xá được những người phụ nữ trong làng mặc trong các nghi lễ Giỗ Tổ.
Cậm cụi, sáng tạo, tỉ mỉ là những ngôn từ từ lâu đã gắn liền với hình ảnh những người nghệ nhân mang sứ mạng “làm đẹp cho đời”. Đâu đó, trên đất nước Việt Nam vẫn còn rất nhiều những người thợ, những làng nghề “cha truyền con nối” ngày cũng như đêm miệt mài bên chiếc máy may để tạo ra những đường kim mũi chỉ hoàn mỹ nhất.
Bài Văn Cúng Giổ Tổ Ngành May Như Sau:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là ……………
Ngụ tại………
Hôm nay là ngày 12 tháng 12 năm …………
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề MAY.
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề MAY thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Mỗi năm vào ngày 12/12 Âm lịch, Áo dài Đỗ Trịnh Hoài Nam lại thành kính tổ chức Giỗ Tổ để ngưỡng vọng công đức Tổ nghề và các vị tiền bối đã có công lưu truyền thủ nghệ, duy trì thông lệ truyền thống về đạo lý uống nước nhớ nguồn quý báu của những người lao động với nghề May.
Áo dài là trang phục truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tuy nhiên không phải vì là một trang phục cổ truyền mà áo dài mất đi tính ứng dụng thực tiễn...
Áo dài là trang phục truyền thống quý báu của dân tộc ta. Tuy nhiên không phải vì là một trang phục cổ truyền mà áo dài mất đi tính ứng dụng thực tiễn...
Nữ Ất Tỵ 1965 là những người có ngày sinh dương lịch từ 01/2/1965 đến 10/01/2966, Mệnh: Phú Đăng Hỏa - Lửa Ngọn Đèn.
Không chỉ tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ mà tà áo dài Việt Nam còn chứa đựng bản sắc văn hóa và tinh thần dân tộc. Bên cạnh kiểu dáng và chất liệu, k...
Qua bài viết này chúng tôi gợi ý kiểu áo dài mặc Tết đẹp cho các quý cô diện Tết Tân Sửu 2021. Hãy cùng đến với gợi ý những mẫu áo dài hoa tết đẹp với...
Cái răng, cái tóc là góc con người – câu nói người xưa chứa đựng rất nhiều nhân sinh quan và ý nghĩa đáng để học tập. Những kiểu tóc nào khi kết hợp v...
Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi, đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới,...
NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam cùng các NTK khác trong CLB Áo dài đã mang những thiết kế sang trọng, rực rỡ đến với Tiệc trà mừng năm mới 2021 của Hoàng Nam Gr...
Năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến chính là dịp để chị em sắm sửa cho mình những bộ cánh mới rực rỡ, xinh đẹp để đón xuân. Trong dịp đầu năm, áo dài là t...
Ai cũng biết áo dài là trang phục vô cùng đặc biệt giúp người phụ nữ Việt Nam khoe trọn nét duyên dáng, nữ tính, nền nã. Tuy nhiên, làm thế nào để xuấ...
Copyright 2021 © MinhKhueMedia